ABOUT USKhái quát về doanh nghiệp

TOP > Khái quát về doanh nghiệp > Chính sách cơ bản về quản trị

Chính sách cơ bản về quản trịGABERNANCE

1.Mục đích của chính sách cơ bản về kiểm soát nội bộ liên quan đến báo cáo tài chính.

  • (1)Chính sách cơ bản này quy định chính sách cơ bản về kiểm soát nội bộ liên quan đến báo cáo tài chính, trong việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ theo yêu cầu của luật doanh nghiệp và luật giao dịch thương mại tài chính.
  • (2)Khi xây dựng và vận hành kiểm soát nội bộ liên quan đến báo cáo tài chính phải căn cứ vào chính sách cơ bản này.

2.Vai trò và trách nhiệm liên quan đến việc xây dựng và vận hành kiểm soát nội bộ.

  • (1)Tổng giám đốc có trách nhiệm đánh giá và báo cáo hợp lý về sự xây dựng và vận hành của kiểm soát nội bộ liên quan đến báo cáo tài chính, và phải xây dựng hệ thống chấp hành nghiệp vụ thích hợp nhất.
  • (2)Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát việc xây dựng và vận hành kiểm soát nội bộ liên quan đến báo cáo tài chính bởi Tổng giám đốc.
  • (3)Bộ phận hành chính là một phần của công tác giám sát, là một trong những yếu tố của kiểm soát nội bộ, sẽ xem xét việc xây dựng kiểm soát nội bộ, tình hình vận hành và đánh giá, đồng thời thúc đẩy cải tiến khi cần thiết.
  • (4)Cán bộ công nhân viên không thuộc nhóm (1) đến (3) cũng phải tích cực hợp tác trong việc xây dựng và vận hành kiểm soát nội bộ liên quan đến báo cáo tài chính.

3.Định vị chính sách cơ bản về kiểm soát nội bộ liên quan đến báo cáo tài chính.

Vị trí của chính sách này trong quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty và mối quan hệ với các luật và quy định liên quan như sau.

  • (1)Định vị trong quản lý
    Xây dựng và vận hành kiểm soát nội bộ liên quan đến báo cáo tài chính đây là một yếu tố quan trọng trong hệ thống quản trị của công ty, đóng góp cho sự kinh doanh lành mạnh và phù hợp, đồng thời chính sách cơ bản này nêu rõ triết lý của chúng tôi.
  • (2)Mối quan hệ với kiểm toán nội bộ
    Vì kiểm toán nội bộ là một phương tiện đánh giá độc lập quan trọng, nên kiểm toán nội bộ phải được thực hiện với sự tôn trọng phù hợp với mục đích của Chính sách.
  • (3)Mối quan hệ với kiểm toán của kiểm toán viên doanh nghiệp
    Thông tin hoạt động liên quan đến kiểm soát nội bộ là phải cung cấp phù hợp hợp lý cho kiểm toán viên.

4.Chính sách hoạt động trong xây dựng và vận hành kiểm soát nội bộ.

  • (1)Tập trung vào việc cung cấp báo cáo tài chính hợp lý đáng tin cậy và theo 6 yếu tố cơ bản của kiểm soát nội bộ (môi trường kiểm soát, đánh giá và ứng phó rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin, truyền thông, giám sát và ứng phó IT), cần xây dựng và vận hành cơ chế đó và luôn chú ý đảm bảo độ tin cậy và phù hợp với báo cáo tài chính ngay cả trong hoạt động hàng ngày.
  • (2)Một loạt các chu trình hoạt động như lập kế hoạch, đánh giá và cải tiến đối với kiểm soát nội bộ liên quan đến báo cáo tài chính phải được thực hiện thích hợp.
  • (3)Hàng loạt các hoạt động liên quan đến kiểm soát nội bộ phải được giải quyết thường xuyên, có hệ thống, liên tục, toàn diện và tích cực vào những thời điểm thích hợp.
  • (4)Khi quy định chính sách kế toán phải chú ý đến tính trung thực, tính minh bạch, tính liên tục, tính bảo trì, tính lành mạnh, tính quan trọng để góp phần tạo nên độ tin cậy và phù hợp với báo cáo tài chính.

5.Xây dựng môi trường kiểm soát

Trong quá trình xây dựng và vận hành kiểm soát nội bộ đối với báo cáo tài chính, môi trường kiểm soát, vốn là nền tảng của hoạt động tổ chức, phải được xây dựng với chú ý các điểm sau.

  1. Trung thực và đạo đức
  2. Chí hướng và tư thế của Tổng giám đốc
  3. Chính sách và chiến lược kinh doanh
  4. Chức năng của Hội đồng quản trị
  5. Cơ cấu tổ chức và thông lệ
  6. Quyền hạn và trách nhiệm
  7. Đảm bảo kế hoạch và đào tạo nguồn nhân lực

6.Đánh giá và đối ứng rủi ro

  • (1)Để có báo cáo tài chính đáng tin cậy, do sự việc gây ảnh hưởng đến việc đạt mục tiêu của tổ chức, các yếu tố cản trở việc đạt được mục tiêu của tổ chức phải được xác định, phân tích và đánh giá rủi ro và rủi ro phải được giải quyết.
  • (2)Trong đánh giá rủi ro, rủi ro xảy ra bên trong và bên ngoài tổ chức được phân loại thành rủi ro liên quan đến mục tiêu của toàn bộ tổ chức và rủi ro theo ngành kinh doanh, và phải phân tích và đánh giá đúng mức độ rủi ro, khả năng xảy ra, tần suất, v.v. tùy thuộc vào bản chất của nó.
  • (3)Về rủi ro được đánh giá phải xây dựng đối sách cần thiết như tránh, giảm thiểu, chuyển giao hoặc tiếp nhận khi cần thiết.
  • (4)Đánh giá và đối ứng rủi ro phải được tiến hành liên tục định kỳ.

7.Hoạt động kiểm soát

  • (1)Để có báo cáo tài chính đáng tin cậy, chúng tôi xây dựng các hoạt động quản lý tài sản vật chất như phân chia nhiệm vụ rõ ràng, kiểm tra nội bộ cũng như duy trì hồ sơ liên tục và kiểm tra tại chỗ kịp thời, rồi phải thực hiện một cơ chế và hoạt động có thể sử dụng hiệu quả trong kinh doanh.
  • (2)Để tiến hành lập các báo cáo tài chính đáng tin cậy , ngăn ngừa báo cáo sai lệch do gian lận, nhầm lẫn,hãy làm rõ trách nhiệm của người quản lý và người phụ trách của từng nghiệp vụ, phải nỗ lực thực hiện các hoạt động kiểm soát được quy định trong thao tác, phân loại thủ tục phê duyệt và lưu trình công việc .

8.Thông tin và giao tiếp

  • (1)Để có báo cáo tài chính đáng tin cậy, những thông tin cần thiết thực hiện từng công việc, cần xây dựng cơ chế xác định, nắm bắt, xử lý và truyền đạt đúng lúc và thích hợp, đồng thời phải thực hiện vận dụng đúng.
  • (2)Thông tin cần thiết không chỉ được truyền đạt, mà còn phải được người nhận hiểu đúng và phải có một cơ chế để chia sẻ thông tin đó với tất cả những người cần nó.

9.Giám sát

  • (1)Giám sát thường xuyên để liên tục đánh giá rằng các kiểm soát nội bộ đang hoạt động hiệu quả và phải thiết lập một hệ thống đánh giá độc lập.
  • (2)Các vấn đề ,khiếm khuyết quan trọng, không toàn vẹn sau khi kiểm soát nội bộ phải được thông báo cho Giám đốc, kiểm toán viên công ty và người phụ trách đúng lúc và thích hợp, đồng thời Phải xây dựng cơ chế để thực hiện các hành động khắc phục cần thiết.

10.Đối ứng IT

  • (1)Để đảm bảo hiệu quả giám sát, thông tin và giao tiếp, hoạt động kiểm soát, đánh giá và ứng phó rủi ro, môi trường kiểm soát là những yếu tố cơ bản của kiểm soát nội bộ nên IT phải được sử dụng một cách hiệu quả hoặc hữu hiệu.
  • (2)Để sử dụng IT một cách hiệu quả hoặc hữu hiệu phải hiểu đặc điểm của hệ thống thông tin và phải quy định thủ tục như giới thiệu, vận hành, kiểm chứng dựa trên chính sách phù hợp.

11.Quản lý và báo cáo

  • (1)Tổng giám đốc, phải xác nhận định kỳ rằng các kiểm soát nội bộ về báo cáo tài chính đã được áp dụng và đang hoạt động, đồng thời yêu cầu bộ phận phụ trách thực hiện báo cáo.
  • (2)Khi lập dữ liệu báo cáo như báo cáo kinh doanh và tài liệu tài chính dựa trên luật Công ty, phải xem xét tình hình xây dựng và vận hành của kiểm soát nội bộ.
  • (3)Về tình hình kiểm soát nội bộ phải báo cáo bằng văn bản cho Ban Giám đốc và kiểm toán viên.
PAGE TOP